Binh Pháp Mặc Công

Binh Pháp Mặc Công

Bộ truyện ra mắt năm 1992 và đạt giải Shogakukan Manga vào năm 1995, câu chuyện xoay quanh Cách Ly - một trong những đệ tử Mặc Gia tại thời đại chiến quốc thông qua tài trí của mình để cùng hơn ngàn dân binh chống đỡ Lương Thành trước vó ngựa xâm lược của quân đội Triệu Quốc.
- Tác phẩm đã được dựng thành phim vào năm 2006 với sự hợp tác sản xuất của Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản do Lưu Đức Hoa, Phạm Băng Băng thủ vai chính

Hủy Trả lời comment của
Hãy đăng nhập để đăng lời bình

46 Bình luận

  • Hay
  • Truyện hay ghê, giống bộ nào đó kể về trung cổ mà lại bị drop rồi
  • Ống thổi?? Không! Ống thổi dùng lực khí nén? Có lẽ...
  • drama nhà Doanh Chính này khét quá

  • à, thì ra là thế

  • Quá hay

  • Drop rồi huhu
  • Trước thời trung cổ ở châu Âu thì việc công thành khó khăn hơn so với thủ thành.Còn châu Á thì mình không rõ,nhưng xem các sách sử thì có vẻ việc thủ là việc chờ đợi chết thôi

    • Xét về quy mô quân đội và quy mô thành nữa, người ta thường nói muốn công thành thì cần ít nhất gấp 5 lần quân thủ trở lên, mà dân châu Âu đẻ chậm lắm, thêm đi lính thường tự bỏ tiền túi mua giáp nên quy mô quân đội thường chỉ vài ngàn đến vạn là căng, nếu đánh ở mức 2 quí tộc thì có trận chỉ có mấy chục ông đánh nhau, khó công một thành bình thường vì tổn thất nhiều, ngoài ra thì kỹ thuật xây thành bên châu Âu cũng phát triển hơn nên khó bị phá hơn, thành đắp đá xây cao, còn châu Á thì ngược lại quân đội toàn tính bằng vạn, bắt đi lính nhiều nên huy động tốt, lấy số lượng bù chất lượng đánh thành nhỏ dễ, cộng thêm thành đa số là đắp đất và thấp nên dễ phá, như VN mình gần như ko bao giờ thủ thành, đến thành Thăng Long to nhất nước còn bỏ trống, châu Á thiên về đánh dàn trải hơn ngoài ra còn mấy yếu tố khác là quân nhu và hậu cần, mà mấy cái này nói ra còn dài nữa 

    • Lính chuyên nghiệp tiến hành chiến tranh theo thông lệ được các bên công nhận. Có những hoạt động thay đổi theo mùa ít khi bị xáo trộn: hành quân và chiến đâu vào hai mùa hè-thu, nghỉ ngơi và tuyển quân vào hai mùa đông-xuân. Những quy luật này được thi hành một cách đều đặn ở Tây Âu, chủ yếu là do thời tiết, vụ mùa và tình trạng đường sá. Mỗi năm, các đạo quân chờ cho đến mùa xuân làm tan chảy băng tuyết và có đủ cỏ non cho ngựa của kỵ binh và xe hậu cần. Trong hai tháng 5-6, khi bùn đã khô, từng cánh quân dài bắt đầu di chuyển. Tướng lĩnh có thời gian cho đến tháng 10 để chuyển quân, công hãm hoặc khiêu chiến. Tháng 11, khi sương giá bắt đầu xuất hiện, các đạo quân chuyển vào doanh trại trú đông.
    • Suốt 10 năm liên tiếp, Marlborough đều quay về London vào tháng 11 và trở lại cầm quân vào mùa xuân năm sau. Cùng thời gian này, sĩ quan Pháp trở về Paris hoặc Versailles. Một tập tục của chiến tranh văn minh - đã mất từ lâu - là việc cấp hộ chiếu cho sĩ quan giúp họ quá cảnh qua lãnh thổ thù nghịch để có thể trở về quê nhà nhanh chóng. Dĩ nhiên là binh sĩ thường không có đặc quyền này: không có chuyện cho họ đi nghỉ phép trong tình trạng chiến tranh. Nếu may mắn, họ được trú đông trong thị trấn. Tuy nhiên, họ thường phải sống chen chúc trong lều trại, chịu đựng giá lạnh, bệnh tật và suy dinh dưỡng.
    • Khi mùa xuân đến, lính mới được tuyển sẽ bổ sung cho quân số hao hụt. Khi hành quân, một đội quân vào thời kỳ này di chuyển rất chậm ngay cả khi không bị ngăn trở; ít đội quân nào có thể di chuyển hơn 16 kilômét một ngày; trung bình là 8.
    • Cuộc hành quân lịch sử của Marlborough dọc Sông Rhine được xem là “thần tốc” lúc bấy giờ: 400 kilômét trong 5 tuần, tức đều đặn 11 kilômét mỗi ngày. Yếu tố hạn chế thường là do pháo binh. Ngựa phải cố sức kéo các khẩu pháo cồng kềnh, nặng nề nên không thể đi nhanh, và bánh xe của khẩu pháo đi trước thường gây hư hỏng đường sá khiến khẩu pháo kế tiếp càng đi chậm thêm. Các đoàn quân đi thành hàng dài, kỵ binh đi trước và hai bên để bảo vệ, xe ngựa kéo, xe goòng, rơmooc chở đạn dược… đi theo sau. Đoàn quân thường đi ban ngày, nghỉ ngơi ban đêm. Dựng lều trại mỗi tối cũng tốn sức gần bằng hành quân ban ngày. Đoàn quân phải dựng lều theo hàng ngang dọc, dỡ hàng hậu cần ra, nhóm lửa nấu ăn, mang nước đến cho người và ngựa, tháo yên cương cho ngựa nghỉ ngơi và ăn cỏ.
    • Nêu quân địch ở gần, phải chọn vị trí hợp lý cho mỗi trại, đào đất xây công sự phòng thủ rồi gia cố bằng cọc gỗ. Thế rồi, sau một giấc ngủ mệt mỏi, binh sĩ được đánh thức, trong bóng tối trước bình minh họ phái tháo dỡ mọi thứ, chất vào xe goòng để chuẩn bị cho một ngày hành quân mới.
    • Ở Tây Âu, phần lớn chiến dịch được tiến hành một cách nhàn nhã. Quân tấn công thường thích vây hãm thành trì địch hơn là chiến đấu may rủi giữa đồng trống. Chiến tranh vây hãm được thực hiện một cách tinh vi, hầu như với độ chính xác cao theo toán học. Louis XIV rất chú trọng đến chiến tranh vây hãm, nhất là khi ông có trong tay thiên tài Louis de Vauban, chuyên gia xây công sự vây hãm.
    • Ông này đã giúp vây hãm 50 thị trấn và đều đạt thành công, trong khi những pháo đài của ông là kiểu mẫu cho các bên thời bấy giờ noi theo. Đôi lúc chỉ là đồn quân sự thuần túy, đôi lúc là thị trấn hoặc thành phố được gia cố, pháo đài của Pháp khống chế và bảo vệ biên giới nước Pháp như một mạng lưới đan xen nhau. Thích ứng cẩn thận theo từng địa hình đặc thù, mỗi pháo đài không những là một công trình tối thượng mà còn là một sản phẩm nghệ thuật. Pháo đài thường được xây theo dạng một ngôi sao, với tường thành được xây theo cách có thể chịu đựng đạn đại bác bắn chéo ngang, hoặc ít nhất đạn súng nòng dài bắn thẳng góc. Mỗi góc nhô ra là một công sự hoạt động độc lập, có riêng pháo binh và bộ binh trấn giữ, có riêng cửa ra để xuất chiến khi cần. Xung quanh tường thành là hệ thống mương rãnh, sâu 6 mét, rộng 12 mét, thường được lát đá.
    • Chính Louis XIV đã khen ngợi chuyên gia của mình: “Một thành trì được Vauban bảo vệ thì xem như luôn đứng vững; một thành trì bị Vauban vây hãm thì xem như bị chiếm đóng.” Sau khi đã điều quân vây một thành trì, Vauban cho đào một hệ thống hào chạy zíc-zắc quanh tường thành địch. Tính toán các góc cạnh chính xác theo toán học, Vauban định vị trí các con hào sao cho quân phòng thủ khó bắn trúng đội quân đào con hào đang ngày càng tiến đến gần. Cùng lúc, đạn pháo của phe tấn công liên tục rót vào trong thành nhằm dập tắt đại bác phòng ngự, cũng như tạo những lỗ hổng trên bờ công sự của địch. Khi thời điểm tấn công đã đến, phe vây hãm xua bộ binh dưới hệ thông hào tiến lên, dùng vật liệu lấp hào để chạy qua con mương ngoài tường thành rồi xông qua các lỗ hổng trên bờ công sự của địch mà tiến vào.
    • Tuy nhiên, ít cuộc vây hãm nào đạt đến đỉnh điểm như thế. Trong quy ước ứng xử mà hai phe luôn thi hành nghiêm túc, một khi phe phòng thủ biết rằng thành trì của họ sẽ bị đánh đổ, họ sẽ được đầu hàng trong danh dự, mà cả triều đình của họ và đối thủ đều chấp nhận. Nhưng nếu, trong thời khắc hăng say thiếu suy xét, phe phòng thủ không chịu đầu hàng, phe vây hãm sẽ bắt buộc phải tốn thêm thời gian và nhân mạng để chiếm lấy thành trì địch bằng vũ lực, thì một khi đã bị chiếm, cả thành trì hoặc thị trấn sẽ hứng chịu sự trừng phạt qua hãm hiếp, cướp bóc và đốt phá.
    • Tuy nghệ thuật của Vauban khó ai bì kịp, các nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất thời này - Marlborough, Karl XII, Hoàng thân Eugene – đều thích loại chiến tranh dịch chuyển. Trong số này, chắc chắn nổi bật nhất là John Churchill, Quận công Xứ Marlborough, là tư lệnh liên quân chống Louis XTV trong giai đoạn 1701-1711, người luôn toàn thắng trong các trận chiến mà ông chỉ huy và luôn chiếm được mọi pháo đài mà ông vây hãm. Trong 10 năm, ông đánh bại hết nguyên soái này đến nguyên soái khác của Pháp, và trong khi đang rầm rập tiến qua các pháo đài của Vauban với mục tiêu thẳng đến Versailles, ông bị mất chức vì lý do chính trị. Marlborough là một quân nhân thành công toàn diện. Cùng lúc ông vừa chỉ huy trận tiền, vừa là tổng tư lệnh quân liên minh, bộ trưởng ngoại giao và thực chất là thủ tướng của Anh. So sánh với cuộc chiến lớn gần đây trong thời đại chúng ta, dường như ông kết hợp các chức năng và nhiệm vụ của Churchill, Eden, Eisenhower và Montgomery
    • Nhưng tài chỉ huy quân sự của Marlborough luôn có một sự cân bằng nào đấy, một sự pha trộn giữa chiến lược tổng thể và mục đích chiến thuật. Con người táo bạo và hung hăng nhất là Vua Karl XII của Thụy Điển. Đối với kẻ thù của ông và quan sát viên của các triều đình Châu Âu khác phái đến để dò la, dường như Karl khát khao chiến đấu bất kỳ lúc nào và bất cứ may rủi ra sao. Ông toàn tâm toàn lực chú trọng vào việc di chuyển chớp nhoáng và chiến thuật gây sốc. Tính bốc đồng và hăng say tấn công đã khiến ông bị cáo buộc là cẩu thả - ngay cả cuồng tín - và đúng là chiến thuật của ông đã được George S. Patton áp dụng: Liên tục tiến công!
    • Nhưng đây không phải là sự tấn công điên cuồng; mà đúng hơn, là cách tấn công kiểu Thụy Điển dựa trên chương trình huấn luyện khắc khổ, chế độ kỷ luật thép, tinh thần cống hiến hết mình, niềm tin chiến thắng, và hệ thống liên lạc xuất sắc. Sĩ quan cấp dưới biết ngay mình phải làm gì nhờ được thông tin qua kèn trống và giao liên; khắc phục bất kỳ điểm yếu nào trong quân mình và khai thác bất kỳ điểm yếu nào trong quân địch. Riêng Karl XII sẵn sàng phá lệ hành quân theo mùa trong năm - khi băng đông cứng thì xe goòng và pháo của ông di chuyển dễ dàng hơn, và binh sĩ của ông đã quen với thời tiết lạnh - vì thế ông sẵn sàng mở chiến dịch vào mùa đông!
    • Mặc dù các chỉ huy chiến trường luôn lo lắng khi có quân địch ở gần, phần lớn các trận đánh trong hai thế kỷ 17 và 18 chỉ diễn ra khi hai bên cùng chịu giao chiến. Thường khó tìm được địa hình thích hợp và phải khó khăn mới dàn trận xong với vị trí và đội hình của bộ binh, kỵ binh và pháo binh. Một chỉ huy chiến trường không muốn giao chiến có thể đóng quân ở địa hình nhấp nhô, đứt quãng hoặc nhiều lùm bụi. Khi một tướng lĩnh đã bỏ nhiều thời giờ để dàn trận, nếu phe kia không muốn đánh thì họ chỉ việc rời đi nơi khác. Vì thế, hai đoàn quân có thể khá gần nhau trong nhiều ngày mà không hề có trận chiến nào xảy ra.
    • Còn nhiều vll về chiến tranh Châu Âu nhưng lười cmt, đm blt chỉ cho cmt 1000 chữ
    • Ông badass lập thiết trong blog giao lưu cho dễ đọc
    • Đại danh tướng Marlborough + Eugene xứ Savoy đã đánh bại quân Pháp không biết mùi thất bại kể từ chiến tranh trăm năm. Nhờ Marlborough mà nước Anh đã gây ảnh hưởng cho Châu Âu biết họ là ai sau cuộc nội chiến. Đặc biệt là danh tiếng của quân áo đỏ vùng cao nguyên Anh

    • đâu phải thủ là chờ chết, bị bao vây cô lập mới là chờ chết - trừ phi lực kém quá lớn còn ko công thành là cuộc chiến quân lương, thằng nào cạn trước thằng đó thua, mấy a Tàu thua mấy trận thủ thành đa phần toàn bị cắt lúa từ hậu phương

  • Đọc bộ Kingdom thì hóng tần thịt triệu, đọc bộ này hóng phòng thủ ngược lại
  • Má vẽ tên đại vương bựa vl

  • U uôi chờ mãi
  • Thanks Trans. Truyện hay lắm.

     

  • Nếu b đọc bình luận này thì bố *** b sẽ chết treong vòng 5 năm*** Để tranh điều này thì b pk copy và gửi nó vào năm truyện
    • tôi hỏi thật là ông có bị làm sao ko? Ổn ko thế, cần giúp gì ko? Ai sờ mó vào chỗ nào ông ko thích à, hay bố lỡ đập vào chỗ ko nên đập rồi? Cố gắng gọi giúp đỡ khi còn có thể nhé, sẽ luôn có người sẵn sàng giúp đỡ ông mà.

    • tìm một người để trò chuyện giải tỏa căng thẳng đi bro, chứ cứ để trong lòng ấm ức, buồn phiền nhiều quá cũng không tốt đâu emo

  • Hesitation is defeat.

  • cuối cùng thớt cũng đã theo hết, cảm ơn bạn rất nhiều emo

  • Không còn công cụ dụng cụ công thành thì việc tấn công sẽ tốn rất nhiều thời gian.Tướng của Triệu không rút quân vì vấn đề thể diện và vì tên tuổi của ông ta.Thua trận và rút đi theo lệnh vua là điều cần,nhưng thể diện của ông ta đã tổn thương.

  • thời thế tại anh hùng.

  • mặc gia gì chứ, chẳng phải cũng lại là 1 hero set max mọi chỉ số sao? emo

    • Cx ko hẳn, bọn hero set hợp với mấy đứa 1 cân 1000 hơn, còn ông này chiêu binh khiển tướng dùng chiến thuật
  • emo

  • Phải đăng nhập để like bộ truyện này, làm tốt lắm phen.