Đội Quân Cảm Tử-Bạt Đao Đội

Đội Quân Cảm Tử-Bạt Đao Đội
Isurugi Takuma, một sĩ quan cảnh sát sống vào thời Minh Trị. Ngày qua ngày anh luôn cần mẫn chăm chỉ hoàn thành tốt công việc của mình, thế nhưng trong lòng anh vẫn luôn nhớ tới người mình từng gặp vào khoảng thời gian đầy biến động cuối thời Mạc Mạt
Hủy Trả lời comment của
Hãy đăng nhập để đăng lời bình

19 Bình luận

  • có trang web nào truyện hay đọc dk trọn bồ hok ae trang đây đọc chán quá
  • battotai-bạt đao đội, bài ca của giới quân đội nhật bản. Thời đó quân thường trực toàn là nông dân, cầm súng còn không biết. Nên mấy daimiyo phía nam, cầm đầu là sumatsu, khi ủng hộ nhật hoàng lên ngôi rồi lão phế samurai, với samurai xung phong thẳng vào hàng ngũ phe địch, thì mấy anh nông dân cầm súng chạy co vòi. Nên cần bạt đao đội, samurai vs samurai cho mấy a súng trường đằng sau bắng. Thế nên dù ww2 nhật vẫn dùng chiến thuật banzai, vì khi bạn thấy cả ngàn người chạy về phía bạn mà súng của bạn có khoảng từ 6-30 viên trong một băng, thì ai cũng xanh mặt hết

  • Hay thật sự
  • Nói về thời kì này thì có bộ Kiếm sĩ Kenshin là tiêu biểu nhất về thời kì biến động Cách mạng Duy tân rồi, về sau cũng có nhiều bộ nói về thời đại này và hài hước chế cháo hơn là Gintama chẳng hạn (giải trí thôi chứ đừng coi đấy là thật nhé )

  • Dẫu có giỏi tới mấy cũng không chém nhanh bằng đạn Dẫu có khổ cực tập luyện đến mấy cũng chẳng chịu được đạn Dẫu có cố đến mấy nếu như chỉ cầm kiếm đấu với súng khác gì tự sát Tại sao lại phải liều chết như v
  • Tôi chỉ biết đại khái cuộc chiến cách tân này là do xung đột quan điểm cũ mới, không rõ chi tiết. Bác nào hiểu rõ cho hỏi chiến tranh là do phe chính phủ có chính sách đổi mới nhanh quá mức và vô cảm với giá trị truyền thống hay phe samurai cực đoan vậy?
    • Ý là đánh giá lỗi của phe nào lớn hơn ấy, chứ tôi biết nội chiến thì phe nào chả có lỗi.
    • Nội chiến nhật thời này có thể tóm tắt sau: 1. Cả 2 đều cách tân (éo giống trong phim đâu) 2. Cả 2 được thế lực bên ngoài buff cho là anh và pháp (ở châu âu 2 thằng này vẫn đang bem nhau) cho cả chính phủ lẫn mạc phủ 3. Sau thời sengoku thì chính quyền do mạc phủ nắm, hoàng đế nhật muốn giành lại chính quyền cho hoàng tộc. = > Cả 2 bem nhau
    • đánh Mạc Phủ xong lâu rồi còn giờ đang đánh Samurai nổi loạn màemo

    • Ờ cái tôi muốn hỏi là trong cuộc chiến samurai vs chính phủ thì bên nào là bên đuối lý hơn ấy
    • Về cơ bản thì "Cuộc đàn áp Phiên Satsuma" nó cũng giống như "Nội chiến Mĩ" vậy, đây là 2 cuộc chiến tranh giữa hai giai cấp "Tư sản kiểu mới" đấu với "Địa chủ kiểu cũ" nhằm tranh giành quyền lực trong xã hội.

    • *Trong Nội chiến Mĩ, bọn miền Bắc là đám tư sản trong khi miền Nam là đám địa chủ. Trong xã hội tư bản thì cần thật nhiều người tiêu dùng ở mức ít nhất là cận nghèo trở lên để tiêu thụ sản phẩm cũng như lao động có trình độ. Ngược lại, ở xã hội địa chủ thì chỉ cần người tiêu thụ ở mức nghèo là đã đủ tiêu chuẩn và không cần người lao động có trình độ, chỉ cần lao động rẻ.

      Đám nô lệ da đen thì do là nô lệ nên không có lương, không tiền nên không mua được sản phẩm của tư sản, cũng chả được đi học hành gì nên cũng không thể đáp ứng nhu cầu lao động của giai cấp tư sản. Với bọn tư sản thì đây là điều tồi tệ, nhưng với bọn địa chủ thì lại tuyệt vời vì nô lệ thì nguồn lao động miễn phí và công việc đồng ánh không yêu cầu trình độ kiến thức. Bọn tư sản thì muốn giải phóng nô lệ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và lao động có trình độ, bọn địa chủ thì muốn giữ nguyên để có nguồn lao động giá rẻ mà bóc lột.

    • *Trong "Cuộc đàn áp Phiên Satsuma" thì nó cũng tương tự nhưng phức tạp hơn tí vì nó là cuộc tranh chấp giữa chính phủ trung ương Nhật Bản bao gồm 3 giai cấp chính là "Tư sản","Quân đội" và "Địa chủ" chống lại giai cấp "Samurai Satsuma".

      +Trên thực tế thì tụi "Samurai Satsuma" này không phải là mấy thằng vô công rồi nghề không làm lụng gì mà chỉ cầm kiếm chạy vòng vòng tỉ thí như trong Vagabond đâu, đấy là mấy thằng Samurai trẻ trâu. Bọn Samurai Satsuma này là một đám quí tộc chuyên luyện kiếm để đi đánh nhau cho các phe phái trong chiến tranh, sau khi chiến tranh kết thúc sẽ được thưởng đất đai làm địa chủ. Trong chiến tranh vũ khí lạnh kiểu đao kiếm thì bọn này sẽ rất được trọng dụng vì thằng luyện kiếm 20-30 năm sẽ chém bọn cầm kiếm tập sự vài năm như chém chuối. Nhưng đến thời của vũ khí nóng, của súng đạn thì thằng lính nông dân được luyện súng 6 tháng cũng đủ sức bắn chết cha thằng samurai luyện kiếm 30 năm.

    • +Do đó đám giai cấp "quân đội" của chính phủ trung ương Nhật Bản rất ghét bọn Samurai vì bọn này hay lên mặt khoe khoang ba cái kiếm thuật abcxyz gì đó, bản thân tụi Samurai Satsuma này cũng toàn con nhà quý tộc nên hay lên mặt với đám quân đội được cải cách, vốn thường xuất thân từ mọi tầng lớp.

      +Bọn giai cấp "tư sản" thì ghét bọn Samurai vì cứ mỗi lần đánh nhau xong thì phải cấp cả đống đất thưởng cho bọn nó nữa, trong khi quân đội cải cách thì chỉ cần trả lương là đủ. Rõ ràng đám quân đội cải cách tốn ít chi phí hơn rất nhiều so với bọn Samurai. Quân đội hết nghĩa vụ thì về lao động như người bình thường, còn bọn Samurai này đi đánh nhau xong về luyện kiếm tiếp, không đi lao động, rõ ràng quân đội cải cách ngon hơn.

    • +Giai cấp "Địa chủ" ở đây là để chỉ đám địa chủ đi lên bằng kinh doanh, cái đầu chứ không phải như đám Samurai đâm thuê chém mướn là được ban thưởng ruộng đất. Bọn địa chủ bình thường phải vận dụng đầu óc, tích cóp cả thế hệ mới mua thêm được vài mảnh đất mở rộng gia sản trong khi tụi Samurai đi múa kiếm vài tháng là về có cả đống đất. Thành ra đám địa chủ này cũng cay cú với mấy thằng Samurai.

      +Thế là chính phủ trung ương Nhật Bản cải cách, bọn quân đội thì đuổi cổ bớt mấy thằng sĩ quan xuất thân Samurai đi, thay bằng mấy người sĩ quan xuất thân bình dân. Bọn tư sản thì bãi bỏ ưu đãi đặc quyền của đám Samurai trong xã hội, bỏ các hệ thống trả lương gạo. Đám địa chủ thì cũng thọc gậy bánh xe, vì rõ ràng đám Samurai này mà bị đàn áp thì kiểu gì ruộng đất tụi nó cũng rơi vào tay đám địa chủ này.

    • +Bọn Samurai rõ ràng là không vui vẻ gì với mấy cái diễn biến này nhưng đồng thời bản thân đám Samurai cũng không dám manh động nên tiến hành kích động đám Samurai trẻ nổi loạn, chống lại chính phủ trung ương để đòi "cải cách"(thực ra là để giữ lại quyền lợi cũ của giai cấp Samurai). Bọn trung ương say đ*o và thế là hai bên đánh nhau.

      +Khác với nội chiến Mĩ khi mà hai bên công khai ra mặt nhau thì cuộc đàn áp phiên Satsuma thì bọn Samurai to chỉ dám núp trong bóng tối kích động thôi, đám trẻ trẻ mới là bọn ra mặt nổi loạn nên thành ra tương quan lực lượng cũng khá chênh lệch, chả khác gì mấy anh công an phường xuống trường dẹp tụi trẻ trâu cả. Đánh có tầm vài tháng thì chiến tranh đã kết thúc với thắng lợi của trung ương.

    • Sau khi chiến tranh kết thúc thì giai cấp Samurai biến mất khỏi xã hội Nhật Bản, tụi Samurai tàn dư phải đi học kinh tế, tư duy quân sự mới và chính trị để thâm nhập vào xã hội Nhật Bản, cái danh Samurai về sau chỉ còn là để chỉ nguồn gốc tổ tiên mà thôi. 

      Cách mạng Pháp, chiến tranh Pháp-Phổ, chiến tranh Anh-Boer,... đều là các ví dụ điển hình tương tự "Nội chiến Mĩ" và "Cuộc đàn áp phiên Satsuma". Đôi khi "cái cũ" giành chiến thắng như Napoleon khôi phục lại chế độ quân chủ cho Pháp sau cuộc Cách mạng Pháp. Nhưng cũng có lúc "cái mới" lại mới là kẻ nhận lấy vinh quanh như Phổ vốn là một cường quốc mới nổi nhờ tư duy quân sự cải cách mà giành chiến thắng trước một siêu cường Châu Âu hùng mạnh lúc bấy giờ là Đế quốc Pháp.

      Chiến tranh/Xung đột giữa "cái cũ" và "cái mới" sẽ luôn diễn ra, dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó không bao giờ là lỗi của bất kì ai cả.

    • Vậy thôi hả? Tại hồi xưa xem phim the last samurai thấy hai phe đánh nhau theo kiểu tụi tư sản đòi cải cách theo+ bợ đít tụi tây quá đà, khinh thường giá trị văn hóa truyền thống các kiểu. Phe samurai đòi lại bản sắc dân tộc nên mới khởi nghĩa+ đánh tới người cuối cùng. Vậy là phim hư cấu quá nhiều à?